THÔNG TIN KHU VỰC Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy
Lịch sử
Tiền thân của phường là thị trấn Nghĩa Tân thuộc huyện Từ Liêm cũ, được thành lập vào ngày 17 tháng 4 năm 1992 trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của thị trấn Nghĩa Đô.
Ngày 22 tháng 11 năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định 74-CP. Theo đó, chuyển thị trấn Nghĩa Tân về quận Cầu Giấy mới thành lập và thành lập phường Nghĩa Tân trên cơ sở toàn bộ 57,37 ha diện tích tự nhiên, 14.519 người của thị trấn Nghĩa Tân.
Ngày 27 tháng 4 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1263/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2021). Theo đó, điều chỉnh 10,32 ha diện tích tự nhiên khu vực 8 tổ dân phố Bắc Nghĩa Tân do phường Nghĩa Tân quản lý hành chính (bao gồm các tổ dân phố số 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32) đang thuộc địa giới hành chính của phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm vào phường Nghĩa Tân.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, phường Nghĩa Tân có diện tích 0,68 km², dân số là 22.207 người.
1. Giới thiệu về phường Nghĩa Tân
Phường Nghĩa Tân thuộc quận Cầu Giấy, phường có nghĩa là đô thị mới. Khởi thủy là các khu tập thể được xây dựng trên cánh đồng xã Nghĩa Đô trước kia. Qua thời gian mà đường xá và khu đô thị phát trển mở rộng quy mô hơn nên được tách ra làm Nghĩa Đô và Nghĩa Tân. Nghĩa Đô bao gồm khu vực cũ trước kia còn khu mới xây dựng thuộc về Phường Nghĩa Tân bây giờ.
2. Vị trí địa lý
Phường Nghĩa Tân nằm ở phía Bắc quận Cầu Giấy, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp phường Nghĩa Đô
- Phía Tây giáp phường Dịch Vọng Hậu và quận Bắc Từ Liêm
- Phía Nam giáp phường Dịch Vọng
- Phía Bắc giáp quận Bắc Từ Liêm.
Bản đồ phường Nghĩa Tân
3. Diện tích và dân số
Phường có diện tích 0,68 km², dân số năm 2020 là 22.207 người, mật độ dân số đạt 32.657 người/km².
4. An ninh và dân cư
Vốn phát triển từ khu tập thể Nghĩa Tân dành cho cán bộ nhân viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, sau này mới có thêm người lao động và sinh viên tới sinh sống, nhìn chung cộng đồng dân cư tại đây được đánh giá là văn minh và có ý thức tốt. Do đó, an ninh trong phường luôn được đảm bảo, ít xảy ra tranh chấp hay bất đồng.
5. Hệ thống giao thông
Bên cạnh các tuyến phố chính như: Nghĩa Tân, Tô Hiệu, một đoạn Hoàng Quốc Việt và Trần Cung, phường gồm các tuyến đường nhỏ, đường nhánh khu tập thể. Mật độ giao thông khá cao.
Các tuyến đường chính - phụ
+ Trần Cung: Kéo dài từ ngã ba (Hoàng Quốc Việt - Trần Cung) đến ngã ba (ngõ 81 Trần Cung - Trần Cung)
+ Hoàng Quốc Việt: Kéo dài từ ngã ba (Phạm Tuấn Tài - Hoàng Quốc Việt) cho đến ngã ba (Tô Hiệu - Hoàng Quốc Việt). Và hướng ngược lại sẽ bắt đầu từ 144 Hoàng Quốc Việt cho đến 222 Hoàng Quốc Việt.
+ Nguyễn Phong Sắc: Kéo dài từ điểm giao giữa (Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Phong Sắc) cho đến ngã tư (phố Nghĩa Tân - Nguyễn Phong Sắc)
+ Trần Tử Bình: Kéo dài từ ngã ba (Hoàng Quốc Việt - Trần Tử Bình) cho đến ngã ba (Tô Hiệu - Trần Tử Bình)
+ Nghĩa Tân: Kéo dài từ ngã tư (phố Nghĩa Tân - Nguyễn Phong Sắc) cho đến ngã tư (phố Nghĩa Tân - Hoàng Quốc Việt)
+ Tô Hiệu: Kéo dài từ điểm giao giữa (Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu) cho đến cho đến ngã ba (Tô Hiệu - Hoàng Quốc Việt).
Mật độ giao thông
Bên cạnh các tuyến phố chính như: Nghĩa Tân, Tô Hiệu, một đoạn Hoàng Quốc Việt và Trần Cung, phường gồm các tuyến đường nhỏ, đường nhánh khu tập thể, các trường học, các chi nhanh ngân hàng, siêu thị, nhà hàng và Nghĩa Tân còn được gọi là “thiên đường ẩm thực” nên mật độ giao thông khá đông đúc.
Các tuyến bus
Đến hiện tại, phường có tương đối nhiều tuyến bus đi qua, và hoạt động với tần suất liên tục. Cụ thể như:
+ Đối diện 108 Hoàng Quốc Việt: 7,14,14CT,33,38,45
+ 105K2 Nguyễn Phong Sắc: 28
+ 387 Hoàng Quốc Việt: 7,14,14CT,33,38,45
+ 247-249 Hoàng Quốc Việt: 7,14,14CT,33,38,45
+ Đối diện 179 Tô Hiệu: 13,28,97.
6. Dự án bất động sản
PV Oil Tower
- Tên dự án: PV Oil Tower
- Vị trí: Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
- Chủ đầu tư: PV OIL Phú Thọ
- Đơn vị quản lý: PV OIL Phú Thọ
- Diện tích: 1,088 m²
- Quy mô: 18 tầng nổi và 2 tầng hầm
- Bàn giao nhà: quý IV/2017 (ngày 05/01/2017)
- Giá từ: 41.3 - 41.3 triệu/m².