Bản đồ Việt Nam

avatar
By Phương Diễm Thủy

22/03/2023

Bản đồ hành chính Việt Nam được chia ra thành 63 tỉnh thành phố, 3 miền và 7 vùng kinh tế, mỗi vùng có địa hình, điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội riêng biệt. Với bản đồ hành chính của 63 tỉnh thành Việt Nam, bạn sẽ có cơ hội hiểu được diện tích, lãnh thổ, tình hình xã hội, thông tin giao thông của từng tỉnh một cách toàn diện và khách quan.

Dưới đây, Dân Đầu Tư đã cập nhật bản đồ Việt Nam mới nhất gồm 63 tỉnh thành, trong đó có 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương.

Giới thiệu sơ lược về Việt Nam

Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là một quốc gia ở phía đông của bán đảo Đông Dương ở Đông Nam Á. Thủ đô là Hà Nội từ năm 1976 và Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 188 quốc gia và là thành viên của các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, ASEAN, WTO, Phong trào Không liên kết.

Đất nước Việt Nam từng trải qua các thời kỳ phong kiến ​​Trung Quốc và các triều đại độc lập trước khi trở thành thuộc địa của Pháp vào khoảng nửa sau thế kỷ XIX. Thất bại Điện Biên Phủ năm 1954 khiến quân Pháp phải rút lui, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền, sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam thống nhất năm 1975. Năm 1986, Đảng Canh tân định vị Việt Nam là cực kinh tế của thế giới. Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới kể từ năm 2000, mặc dù đất nước này cũng phải đối mặt với những thách thức như nghèo đói, tham nhũng và phúc lợi xã hội không đầy đủ.

Vị trí địa lý

Nước Việt Nam có vị trí địa lý: Phía Bắc tiếp giáp Trung Quốc, phía Tây tiếp giáp Lào và Campuchia, phía Tây Nam tiếp giáp vịnh Thái Lan, phía Đông và Nam giáp Biển Đông, đồng thời nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 188 quốc gia và là thành viên của Liên Hiệp Quốc (năm 1977), ASEAN (năm 1995), WTO (2007).

Về địa hình, Việt Nam có địa hình đồi núi chiếm 3/4 và tập trung ở vùng trung tâm và phía tây, còn lại là vùng phù sa châu thổ nơi hai hệ thống dẫn nước lớn là sông Hồng và hệ thống sông Hồng cùng tồn tại. Địa hình Việt Nam nhấp nhô có ảnh hưởng lớn đến điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu. Điều này lại ảnh hưởng đến điều kiện sống và cuối cùng là điều kiện kinh tế.

Diện tích dân số

Việt Nam có diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài 3.260 km. Đặc điểm địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi, chiếm ¾ diện tích, trong khi địa hình đồng bằng và trung du chỉ chiếm ¼ diện tích cả nước.

Dân số Việt Nam hơn 93 triệu dân và có mật độ dân số cao thứ 15 trên thế giới trên diện tích tự nhiên là 331.698 km2. 

Đơn vị hành chính

Phân cấp hành chính Việt Nam gồm 3 cấp: cấp tỉnh và tương đương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương. Việt Nam được chia ra 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương với thủ đô là Hà Nội. Tổng cộng có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh và tương đương.

Bản đồ 63 tỉnh thành Việt Nam và bản đồ các miền, các vùng kinh tế Việt Nam

Khoảng cách giữa cực bắc nam Việt Nam theo đường chim bay là 1650 km. Vị trí chiều ngang hẹp nhất ở Quảng Bình chưa đầy 50 km. Đường biên giới đất liền dài 4.550 km. Diện tích gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.500 km² vùng nước nội thủy, cùng hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm, gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà nhà nước tuyên bố chủ quyền.

Bản đồ hành chính Việt NamBản đồ hành chính Việt Nam

Việt Nam gồm 63 tỉnh thành với 3 miền và 7 vùng kinh tế. Mỗi vùng đều có những đặc điểm riêng về địa hình, điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Thông qua bản đồ tỉnh thành Việt Nam, bạn sẽ có cái nhìn bao quát và khách quan về những thông tin diện tích, địa phận, điều kiện xã hội, giao thông của các tỉnh thành.

Bản đồ miền Bắc

Miền Bắc có tọa độ địa lý bắt đầu từ vĩ độ 23 độ 23’ Bắc đến 8 độ 27’ Bắc. Chiều dài của miền vào khoảng 1.650km. Chiều ngang của miền được tính từ Đông sang Tây đo được là 600km. So với miền Trung và miền Nam thì chiều ngang của miền Bắc lờn hơn cả.Miền Bắc nằm ở cực Bắc của tổ quốc, phía Bắc thì giáp Trung Quốc, phía tây giáp với Lào, phía Đông giáp biển và phía nam giáp miền Trung. Vùng đất của miền này có bề mặt thấp dần và có xu hướng xuôi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.

Miền Bắc được hiểu là phần lãnh thổ các tỉnh từ Hà Giang tới Ninh Bình. Vùng lãnh thổ miền Bắc được chia thành 3 vùng lãnh thổ nhỏ:

  • Tây Bắc bộ (bao gồm 6 tỉnh): Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La.

  • Đông Bắc bộ (bao gồm 9 tỉnh): Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.

  • Đồng bằng sông Hồng (bao gồm 10 tỉnh thành): Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.

Bản đồ Miền BắcBản đồ Miền Bắc

Địa hình của miền Bắc khá phức tạp và đa dạng với nhiều bờ biển, núi đồi, đồng bằng và cả thềm lục địa. Không chỉ thế, nên văn hóa của miền Bắc cũng rất phong phú. Địa hình và địa chất ở miền Bắc được hình thành từ rất lâu đời và có sự phong hóa cực kỳ mạnh mẽ. Với tấm bản đồ miền Bắc trong tay sẽ dễ dàng giúp cho bạn tìm hiểu và phân tích kỹ càng hơn về toàn cảnh miền Bắc.

Nền nhiệt trung bình trong năm của miền Bắc tương đối cao, độ ẩm lớn hơn so với miền Trung và miền Nam. Khí hậu của miền Bắc cũng khá đa dạng và phức tạp. Do chịu ảnh hưởng khí hậu lục địa Trung hoa nên khí hậu miền Bắc mang tính chất lục địa gió mùa. Tuy nhiên, có một phần của khu vực Duyên Hải thì lại có khí hậu cận nhiệt đới ẩm và gió mùa ẩm.

Bản đồ miền Trung

Miền Trung Việt Nam (Trung Bộ) có phía Bắc giáp khu vực Đồng bằng Sông Hồng và trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia. Dải đất miền Trung được bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, vùng có chiều ngang theo hướng Đông – Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50 km) và nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Khu vực này được chia thành 3 vùng kinh tế như sau:

  • Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh là tỉnh Nghệ An, tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và tỉnh Thừa Thiên Huế

  • Vùng Tây Nguyên với 5 tỉnh bao gồm Gia Lai, tỉnh KonTum, tỉnh Đắc Lắc, tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông.

  • Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh là tỉnh Bình Thuận, tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Phú Yên và tỉnh Bình Định.

Bản đồ miền TrungBản đồ miền Trung

Địa hình Trung Bộ có độ cao thấp dần từ khu vực miền núi xuống đồi gò trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía trong dải cồn cát ven biển rồi ra đến các đảo ven bờ. Miền trung nước ta có diện tích cồn cát lớn trải dài từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Bình Thuận.

Khí hậu Trung Bộ được chia ra làm hai khu vực chính là Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ.

Khu vực Bắc Trung Bộ (bao gồm toàn bộ phía bắc đèo Hải Vân). Vào mùa đông, do gió mùa thổi theo hướng đông bắc mang theo hơi nước từ biển vào nên toàn khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh kèm theo mưa. Đây là điểm khác biệt với thời tiết khô hanh vào mùa Đông vùng Bắc Bộ. Đến mùa hè không còn hơi nước từ biển vào nhưng có thêm gió mùa tây nam (còn gọi là gió Lào) thổi ngược lên gây nên thời tiết khô nóng, vào thời điểm này nhiệt độ ngày có thể lên tới trên 40 độ C, trong khi đó độ ẩm không khí lại rất thấp.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (bao gồm khu vực đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ thuộc phía Nam đèo Hải Vân). Gió mùa đông bắc khi thổi đến đây thường suy yếu đi do bị chặn lại bởi dãy núi Bạch Mã. Vì vậy khi về mùa hè khi xuất hiện gió mùa Tây Nam thổi mạnh từ vịnh Thái Lan và tràn qua dãy núi Trường Sơn sẽ gây ra thời tiết khô nóng cho toàn bộ khu vực.

Đặc điểm nổi bật của khí hậu Trung Bộ là có mùa mưa và mùa khô không cùng xảy ra vào một thời kỳ trong năm của hai vùng khí hậu Bắc Bộ.

Bản đồ miền Nam

Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía nam và hai thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ. Khu vực này chia làm 2 vùng chính:

  • Vùng Đông Nam Bộ gồm thành phố trực thuộc Trung ương Hồ Chí Minh và 5 tỉnh thành xung quanh bao gồm Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh. 

  • Vùng miền Tây Nam Bộ là vùng cực Nam của tổ quốc bao gồm một thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh khác là Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu và tỉnh Kiên Giang.

Bản đồ miền NamBản đồ miền Nam

Khu vực đồi núi tập trung nhiều ở địa phận phía đông nam Bộ như núi Chứa Chan (Đồng Nai) với độ cao lên đến 839 m, tiếp đó là núi Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu) cao 461 m, Bà Rá (Bình Phước) cao 736 m, núi Bà Đen (Tây Ninh) cao 986 m, núi Bao Quan (Bà Rịa – Vũng Tàu) cao 529 m,… Dãy Hàm Ninh thuộc tỉnh Kiên Giang và dãy Thất Sơn thộc tỉnh An Giang đều nằm ở hướng tây của khu vực.

Miền nam Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo, nên ở nơi đây nền nhiệt ẩm có sự phong phú chủ yếu, cùng với ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao. Biên độ nhiệt của miền Nam giữa các tháng trong năm thấp và ôn hòa. Độ ẩm trung bình năm từ 80 – 82%. Khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. 966 – 1325mm là biên độ dao động lượng mưa trong một năm. Với khí hậu thuận lợi kèm theo miền Nam được thiên nhiên ban tặng cảnh sắc tuyệt đẹp với những khu du lịch, địa điểm tham quan nổi tiếng cả nước là điều thu hút hàng ngàn khách du lịch đến với nơi đây hàng năm.

Bản đồ Trung du và miền núi phía Bắc

Trung du và miền núi phía Bắc gồm 15 tỉnh chia thành Tây Bắc và Đông Bắc. Trong đó:

  • Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn la, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.

  • Đông Bắc: Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh.

Bản đồ trung du và miền núi Bắc BộBản đồ trung du và miền núi Bắc Bộ

Tổng diện tích của vùng Trung du và miền núi phía Bắc là: 100.965 km², tổng dân số tính đến ngày 1/4/2019 là 13.853.190 người, mật độ dân số đạt 137 người/ km².

Địa hình chủ yếu của vùng kinh tế này là cao nguyên, đôi và núi thấp. Đất feralit đỏ vàng và đất phù sa bạc màu được bồi đắp bởi những con sông. Vì trình độ canh tác lạc hậu và mật độ dân số ở miền núi còn thấp nên hiệu quả kinh tế không cao.

So với miền núi, vùng Trung du có điều kiện thuận lợi hơn nhờ hệ thống giao thông thuận lợi, trình độ canh tác được cải thiện cho năng suất lao động tốt. Các loại cây trồng chủ yếu gồm: hồi, chè, cây ăn quả, cây cận nhiệt, cây dược liệu, đỗ tương, sắn…

Bản đồ đồng bằng Bắc Bộ (đồng bằng sông Hồng)

Đồng bằng Bắc Bộ là một trong 7 vùng kinh tế của Việt Nam rất quan trọng. Các tỉnh và thành phố của vùng kinh tế này gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hải Nam, Nam Định, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Ninh Bình.

Tổng diện tích toàn vùng là 20.973 km² chiếm 7% so với tổng diện tích cả nước. Dân số thống kê tới 1/4/2019 là 22.543.607 người, chiếm 22% tổng dân số cả nước. Mật độ dân số trung bình 1.060 người/ km². 

Vùng đồng bằng Sông Hồng có vị trí và khí hậu thuận lợi để trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm như: lúa, su hào, cải bắp. Đặc biệt đất phù sa màu mỡ được sông ngòi bồi đắp hàng năm, cùng sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật hiện đại càng làm tăng hiệu quả sản xuất.

Bản đồ Bắc Trung Bộ

Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh thành: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Tổng diện tích khoảng 5, 15 triệu ha (chiếm 10,5% tổng diện tích cả nước), dân số khoảng 10,5 triệu dân (chiếm 15,5% tổng dân số cả nước), mật độ dân số 204 người/ km².

Bản đồ Bắc Trung Bộ

Bản đồ Bắc Trung Bộ

Địa hình Bắc Trung Bộ khá hẹp, chủ yếu là đồi núi. Thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên có lũ, bão và gió Lào thổi vào. Trình độ canh tác còn thấp, chưa áp dụng hiệu quả công nghệ hiện đại. Sản phẩm nông nghiệp chính là: tiêu, cao su, mía đường, cam, bưởi…

Tuy nhiên do có vùng bờ biển dài nên vùng kinh tế Bắc Trung Bộ có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cao nhất cả nước.

Bản đồ  duyên hải Nam Trung Bộ

Nối tiếp 7 vùng kinh tế của Việt Nam là duyên hải Nam Trung Bộ. Các tỉnh và thành phố trực thuộc gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận.

Tổng diện tích là 45.000 km² (chiếm 13,6% tổng diện tích cả nước), dân số khoảng 10 triệu dân (chiếm 10,7% tổng dân số cả nước) và mật độ dân số trung bình 230 người/ km².

Bản đồ vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Bản đồ vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Bên cạnh đó, nhờ biết áp dụng các thành tựu khoa học hiện đại vào sản xuất, cùng hệ thống giao thông thuận lợi đã tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Sản phẩm nông nghiệp chính là: lúa, cây ăn quả lâu năm và cây công nghiệp ngắn ngày.

Bản đồ Tây Nguyên

Vùng kinh tế Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Tổng diện tích 5,5 triệu ha (chiếm 16,4% tổng diện tích cả nước), số dân khoảng 5,7 triệu người (chiếm 5,9% tổng số dân cả nước), mật độ dân số bình quân 104 người/ km².

Bản đồ vùng Tây Nguyên

Bản đồ vùng Tây Nguyên

Địa hình chủ yếu của Tây Nguyên là các cao nguyên bazan rộng lớn. Khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt gồm mùa khô và mùa mưa. Mặc dù có giao thông khá thuận lợi, nhưng do canh tác nông nghiệp còn lạc hậu nên hiệu quả kinh tế không cao. Sản phẩm nông nghiệp chính là: chè, cao su, cà phê…

Bản đồ Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ là một trong 7 vùng kinh tế của Việt Nam với các tỉnh thành gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh.

Tổng diện tích là 32.564,4 km², dân số khoảng 17.828.907 người và mật độ dân số trung bình 706 người/ km².

Bản đồ Đông Nam Bộ

Bản đồ Đông Nam Bộ

Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp khi có đất phù sa xám màu mỡ và đất bazan rộng lớn. Hệ thống giao thông thuận lợi, nhiều nhà máy mở ra, biết áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật nên kinh tế khá phát triển. Sản phẩm nông nghiệp chính là: cao su, cà phê, điều, đậu tương, mía…

Bản đồ đồng bằng Sông Cửu Long

Vùng đồng bằng Sông Cửu Long gồm các tỉnh và thành phố: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

Bản đồ đồng bằng Sông Cửu LongBản đồ đồng bằng Sông Cửu Long

Tổng diện tích là 40.547,2 km², dân số khoảng 17.367.169 người. Vùng kinh tế này là nơi có sản lượng lúa nước cao nhất Việt Nam. Ngoài ra với ngư trường rộng, nhiều vịnh biển nông nên việc nuôi trồng thủy hải sản rất thuận lợi. Sản phẩm nông nghiệp chính là: mía, lạc, đỗ…

Kết bài

Trên đây, DanDauTu đã chia sẻ về bản đồ hành chính 63 tỉnh thành Việt Nam và 7 vùng kinh tế của Việt Nam cùng các đặc điểm về địa lý và điều kiện khí hậu. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sớm được giải đáp nhé!

Link tải bản đồ
Tác giả
avatar
Phương Diễm Thủy

Chuyên viên quản lí thiết kế quy hoạch

Có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế quy hoạch, cảnh quan. Đồng thời tham gia và chủ trì thiết kế những dự án từ Bắc vào Nam của công ty