Bản đồ Tỉnh Cao Bằng

avatar
By Mỹ Duyên

05/02/2023

Cao Bằng

Cập nhật những thông tin mới nhất về bản đồ tỉnh Cao Bằng một cách chi tiết và thông tin quy hoạch của huyện. Chúng tôi Dân Đầu Tư hi vọng giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích.

1. Giới thiệu về tỉnh Cao Bằng

Tỉnh Cao Bằng nằm ở khu vực miền Bắc, chung đường biên giới với Trung Quốc ở phía bắc và phía đông. Do đó tỉnh Cao Bằng đã tham gia vào nhiều giai đoạn của lịch sử đất nước và trở thành 1 đơn vị hành chính quan trọng hiện nay.

 

Vị trí địa lý

  • Phía bắc và đông bắc giáp với khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài 333,125 km
  • Phía tây giáp tỉnh Hà Giang
  • Phía tây nam giáp tỉnh Tuyên Quang
  • Phía nam giáp các tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.

Diện tích và dân số

Tỉnh Cao Bằng có tổng diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km², dân số vào năm 2019 là 530.341 người. Mật độ dân số đạt khoảng 79 người/km².

Địa hình

Tỉnh Cao Bằng có nhiều cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600–1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.

2. Bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng

Bản đồ hành chính tỉnh Cao BằngBản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng

Tỉnh Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính bao gồm 1 thành phố, 12 huyện.

  • Thành phố Cao Bằng
  • Huyện Bảo Lạc
  • Huyện Bảo Lâm
  • Huyện Hạ Long
  • Huyện Hà Quảng
  • Huyện Hòa An
  • Huyện Nguyên Bình
  • Huyện Phục Hòa
  • Huyện Quảng Uyên
  • Huyện Thạch An
  • Huyện Thông Nông
  • Huyện Trà Lĩnh
  • Huyện Trùng Khánh

3. Bản đồ giao thông tỉnh Cao Bằng

Bản đồ giao thông tỉnh Cao BằngBản đồ giao thông tỉnh Cao Bằng

4. Bản đồ vệ tinh tỉnh Cao Bằng

Bản đồ vệ tinh tỉnh Cao BằngBản đồ vệ tinh tỉnh Cao Bằng

5. Bản đồ quy hoạch huyện Cao Bằng

Thông tin quy hoạch thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

Theo thông tin quy hoạch mới nhất, trung tâm phát triển của tỉnh Cao Bằng là thành phố Cao Bằng với mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

  • Trở thành điểm nối trong vành đai phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng của các tỉnh miền núi phía Đông Bắc Việt Nam, là đầu mối trung chuyển giao thương quan trọng với Trung Quốc thông qua các cửa khẩu.
  • Là vùng kinh tế tổng hợp, hạt nhân kinh tế của tỉnh cũng như khu kinh tế cửa khẩu.
  • Phát triển nông, lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ và du lịch.
  • Củng cố vị trí về an ninh quốc phòng.

Định hướng phân bố không gian phát triển kinh tế tỉnh Cao Bằng

Khu kinh tế cửa khẩu

  • Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu, trở thành vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh thông qua việc phát triển các lối mở và cặp chợ biên giới.
  • Phát triển các khu công nghiệp thành khu công nghiệp kinh tế cửa khẩu.
  • Khu trung tâm cửa khẩu Tà Lùng, khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh và khu vực cửa khẩu Sóc Giang là 3 khu vực trọng điểm ưu tiên đầu tư, được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của nhà nước với khu kinh tế cửa khẩu, các địa phương khu vực biên giới, vùng khó khăn.
  • Hoàn thiện hệ thống hạ tầng khu vực trung tâm cửa khẩu Tà Lùng nhằm thu hút đầu tư kinh doanh, sản xuất trên địa bàn.
  • Nâng cấp các tuyến đường kết nối tại cửa khẩu Trà Lĩnh, tập trung phát triển cửa khẩu Trà Lĩnh thành trung tâm thứ hai của khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng. Hạt nhân phát triển là đô thị Hùng Quốc.
  • Hoàn thiện hạ tầng cửa khẩu Sóc Giang phục vụ lưu trú du lịch, vui chơi giải trí, điểm trung chuyển,…
  • Tận dụng mọi nguồn lực sẵn có để phát triển các cặp chợ biên giới, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động mậu dịch tại khu biên giới, trao đổi hàng hóa và dịch vụ, phát triển hoạt động kinh tế cửa khẩu.

Các vùng công nghiệp

Vùng công nghiệp gồm có các vùng sau:

  • Vùng 1 thuộc khu vực trung tâm tỉnh, là vùng phát triển đô thị – công nghiệp – thương mại. Ngành công nghiệp chủ đạo là cơ khí, luyện kim, điện tử, hóa chất.
  • Vùng 2 gồm 7 huyện núi đá phía Đông, là vùng phát triển cây công nghiệp, công nghiệp khai khoáng và du lịch. Các ngành công nghiệp chủ đạo là cơ khí, luyện kim, điện tử, hóa chất, hóa dược.
  • Vùng 3 gồm các huyện phía Tây tỉnh Cao Bằng, là vùng phát triển cây lâm nghiệp, khai khoáng, sản xuất thủy điện. Vùng 3 cũng là vùng có mật độ dân cư và phát triển kinh tế thấp nhất tỉnh. Ngành công nghiệp chủ đạo là khai thác và chế biến khoáng sản, khoáng chất công nghiệp và thủy điện.

Phân bố không gian phát triển nông – lâm nghiệp

Hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Bảo vệ và duy trì quy mô sản xuất lúa hiện tại với diện tích trồng lúa nước 2 vụ 1 năm 30.000 ha, duy trì quy mô sản xuất ngô là 38.000 – 40.000 ha.

Phát triển mạnh các cây công nghiệp hàng năm, tăng diện tích trồng cây thuốc lá lên 6000 ha, mở rộng diện tích trồng mía đường lên 3000 ha và duy trì quy mô diện tích trồng đậu tương là 1000 – 6000 ha. Đồng thời tăng diện tích trồng cây ăn quả lên 2500 ha.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Cao BằngBản đồ quy hoạch tỉnh Cao Bằng

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch tỉnh Cao Bằng

Link tải bản đồ
Tác giả
avatar
Mỹ Duyên

Chuyên viên maketing mảng bất động sản

Sáng tạo nội dung - Content Creator