Bản đồ Tỉnh An Giang
Cập nhật những thông tin mới nhất về bản đồ tỉnh An Giang một cách chi tiết và thông tin quy hoạch tỉnh An Giang. Chúng tôi Dân Đầu Tư hi vọng giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích.
1. Giới thiệu về tỉnh An Giang
An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây tỉnh duy nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có địa bàn ở cả hai bờ sông Hậu, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh gần 231 km.
Vị trí địa lý
- Phía đông tiếp giáp tỉnh Đồng Tháp
- Phía nam tiếp giáp thành phố Cần Thơ
- Phía bắc và tây bắc tiếp giáp hai tỉnh Kandal và Takéo của Campuchia với đường biên giới dài gần 104 km
- Phía tây nam tiếp giáp tỉnh Kiên Giang.
Diện tích và dân số
Tỉnh An Giang có diện tích đất tự nhiên là 3.537 km², dân số vào năm 2019 khoảng 1.908.352 người. Mật độ dan số là 540/km².
Cơ sở hạ tầng
Tỉnh An Giang đã và đang tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh được tăng cường (đường bộ và đường thủy). Xây dựng các trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, khu vui chơi, giải trí tại các trung tâm, thành phố lớn của tỉnh.
Đầu tư, nâng cấp chỉnh trang đô thị, tôn tạo cảnh quan, xây dựng hình ảnh môi trường xanh - sạch - đẹp tại TP. Long Xuyên và TP. Châu Đốc; phát huy cảnh quan tự nhiên sông nước tại TP. Long Xuyên, nâng cấp xây dựng công viên văn minh, hiện đại, sạch, đẹp.
2. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang
Bản đồ hành chính tỉnh An Giang
Tỉnh An Giang có tất cả 11 đơn vị hành chính, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện
|
|
3. Bản đồ giao thông tỉnh An Giang
Bản đồ giao thông tỉnh An Giang
Quy hoạch phát triển giao thông thành phố Hà Nội
Quy hoạch phát triển giao thông đường bộ
- Các tuyến đường chuyển cấp:
- ĐT.955A: Đoạn từ Tp.Châu Đốc đến ranh huyện Tịnh Biên, đề xuất chuyển thành đường đô thị. Đoạn từ gần kênh 10 đến giao QL.91, quy hoạch thành QL.N1.
- ĐT.942, ĐT.952, ĐT.954: quy hoạch thành QL.80B.
- ĐT.941, ĐT.958: quy hoạch thành QL.N2.
- ĐT.945: quy hoạch thành QL.80C.
- Các tuyến nâng cấp: Nâng cấp các tuyến đường ĐT.941, ĐT.943, ĐT.944,... và hoàn thành trong giai đoạn 2026-2030.
- Hệ thống cầu, phà: ưu tiên đầu tư cầu Tôn Đức Thắng, cầu Năng Gù, cầu Châu Đốc, cầu Tân Châu và cầu Thuận Giang để phá vỡ điểm nghẽn về đượng bộ của các huyện phía Đông (nằm giữa sông Tiền và sông Hậu).
Quy hoạch phát triển giao thông đường thủy
Cần quy hoạch các tuyến sông, kênh như: sông Hậu, sông Bình Di, sông Châu Đốc, rạch Cái Vừng, rạch Cù Lao Giêng, kênh Trà Sư, kênh Cần Thảo,... Mục đích nhằm phối hợp với phương án phát triển của ngành thủy lợi để chủ động nước ngọt mùa khô, giảm thiểu tác động môi trường, phục vụ vùng sản xuất khu vực phía Bắc tỉnh.
Mở rộng các cảng biển, bến hàng hóa tại như: Cảng Bình Long, Cảng Tân Châu, Cảng Phú Tân, Cảng bốc xếp hàng hóa An Giang.
Quy hoạch phát triển tuyến đường sắt
Đường sắt với thế mạnh là vận chuyển khối lượng lớn với cự ly trung bình và dài. Nhưng do An Giang có điều kiện tự nhiên hạn chế có nhiều sông, con kênh và với nền đất yếu, bị ảnh hưởng nhiều bởi lũ hàng năm của sông Mekong nên việc phát triển hệ thống đường sắt…Tuy nhiên, theo định hướng phát triển đường sắt quốc gia, khu vực ĐBSCL đến năm 2030, sẽ tiến hành nghiên cứu, huy động vốn xây dựng tuyến đường sắt TP.Hồ Chí Minh – Cần Thơ, dự kiến sau năm 2030 sẽ hoàn thành tuyến đường sắt kết nối giữa trung tâm vùng ĐBSCL với vùng Đông Nam Bộ.
4. Bản đồ vệ tinh tỉnh An Giang
Bản đồ vệ tinh tỉnh An Giang
5. Bản đồ quy hoạch tỉnh An Giang
Kiểm tra bản đồ quy hoạch tỉnh An Giang
Bản đồ quy hoạch tỉnh An Giang
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch tỉnh An Giang
Link tải bản đồ