Bản đồ Huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa
Cập nhật những thông tin mới nhất về bản đồ huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa một cách chi tiết và thông tin quy hoạch của huyện Thiệu Hóa. Chúng tôi Dân Đầu Tư hi vọng giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích.
Xem thêm:
1. Giới thiệu về huyện Thiệu Hóa
Thiệu Hóa là huyện có một vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm các huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa. Mảnh đất Thiệu Hoá là một trong những cái nôi của người Việt cổ, nơi sinh dưỡng nhiều anh hùng hào kiệt và các bậc khai quốc công thần được lưu danh, nơi có truyền thống văn hoá đặc sắc, truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường. Những tinh hoa, những truyền thống vẻ vang đó được nhân dân Thiệu Hoá phát huy cao độ trong sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, vì cuộc sống ấm no hạnh phúc, xây dựng quê hương giàu đẹp
Vị trí địa lý
- Phía đông của huyện Thiệu Hóa tiếp giáp huyện Hoằng Hóa (ranh giới tự nhiên là sông Mã) và thành phố Thanh Hóa
- Phía tây của huyện Thiệu Hóa tiếp giáp huyện Triệu Sơn và huyện Thọ Xuân
- Phía nam của huyện Thiệu Hóa tiếp giáp huyện Đông Sơn
- Phía bắc của huyện Thiệu Hóa tiếp giáp huyện Yên Định.
Diện tích và dân số
Huyện Thiệu Hóa có tổng diện tích đất tự nhiên là 160,68 km². Dân số vào năm 2019 đạt khoảng 160.732 người, trong đó có 8.874 người (5,52%) sống ở khu vực đô thị và 151.858 người (94,48%) sống ở khu vực nông thôn. Mật đô dân số đạt khoảng 1.000 người/km².
Địa hình
Thiệu Hóa có địa hình tương đối bằng phẳng, không quá phức tạp, đại đa số các xã đều là đồng bằng, ít hoặc không có đồi núi. Tổng thể địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình thuộc dạng đồng bằng do chênh lệch cao của các vùng canh tác không lớn khoảng 0,4-0,5m, thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung có diện tích tương đối lớn.
2. Bản đồ hành chính huyện Thiệu Hóa
Huyện Thiệu Hóa có 25 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Thiệu Hóa (huyện lỵ) và 24 xã: Minh Tâm, Tân Châu, Thiệu Chính, Thiệu Công, Thiệu Duy, Thiệu Giang, Thiệu Giao, Thiệu Hòa, Thiệu Hợp, Thiệu Long, Thiệu Lý, Thiệu Ngọc, Thiệu Nguyên, Thiệu Phú, Thiệu Phúc, Thiệu Quang, Thiệu Thành, Thiệu Thịnh, Thiệu Tiến, Thiệu Toán, Thiệu Trung, Thiệu Vận, Thiệu Viên, Thiệu Vũ.
Bản đồ hành chính huyện Thiệu Hóa
3. Bản đồ giao thông huyện Thiệu Hóa
Bản đồ giao thông huyện Thiệu Hóa
4. Bản đồ vệ tinh huyện Thiệu Hóa
Bản đồ vệ tinh huyện Thiệu Hóa
5. Bản đồ quy hoạch huyện Thiệu Hóa
Quy hoạch phát triển công nghiệp, du lịch huyện Thiệu Hóa
Về công nghiệp:
Quy hoạch cũng xác định công nghiệp hóa và dịch vụ là thế mạnh của huyện, còn nông nghiệp, thủy sản là nền tảng tạo sự phát triển bền vững.
- Đối với không gian phát triển công nghiệp, giai đoạn đến năm 2030. Giữ nguyên các cụm công nghiệp theo quy hoạch cụm công nghiệp toàn tỉnh để thuận lợi cho việc quản lý và thực hiện.
- Giai đoạn sau năm 2030 đến năm 2045. Điều chỉnh lại quy mô và bổ sung thêm các cụm công nghiệp mới để đáp ứng nhu cầu và phù hợp với tình hình phát triển của huyện.
- Tổng diện tích các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện đến năm 2045 khoảng 241 ha, thu hút khoảng 20.000 lao động, ưu tiên sử dụng lao động người địa phương.
- Định hướng các ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư, như: may mặc, da giày (để giải quyết lao động); chế biến rau quả, nông sản, chế biến thủy sản; cơ khí, sửa chữa, sản xuất thủ công mỹ nghệ…
Về quy hoạch phát triển du lịch:
Xây dựng khu sinh thái, bến du lịch để khai thác cảnh quan ven sông Chu, sớm hình thành tuyến du lịch đường sông kết nối từ Thành phố Sầm Sơn, Thành phố Thanh Hóa qua huyện Thiệu Hóa đến Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh.
Xây dựng Thiệu Hóa trở thành điểm trung chuyển, hỗ trợ và kết nối phát triển du lịch cho khu vực TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn và khu vực miền núi phía Tây của tỉnh.
Hình thành 2 tuyến du lịch kết nối các khu vực trong vùng huyện Thiệu Hóa, đó là:
- Tuyến đường bộ, du lịch trải nghiệm khu làng nghề, khu sản xuất nông nghiệp.
- Tuyến du lịch đường thủy, đề xuất 3 bến thuyền gắn với điểm tham quan di tích lịch sử văn hóa tâm linh: chùa Thái Bình (núi Bằng Bình), di tích Núi Đọ – mộ Vua Lê Ý tông, làng nghề đúc đồng Trà Đông, đền thờ Lê Văn Hưu, đền thờ Trà Đông, Cụm di tích cách mạng Yên Lộ.
Quy hoạch sử dụng đất huyện Thiệu Hóa đến 2030
UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định Số: 3387/QĐ-UBND Về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030. Nội dung quy hoạch như sau:
Theo quyết định, diện tích, cơ cấu các loại đất đưa vào quy hoạch đến 2030 của huyện Thiệu Hóa với tổng diện tích tự nhiên: 15.991,72 ha. Trong đó:
- Nhóm đất nông nghiệp: 8.533,94 ha.
- Nhóm đất phi nông nghiệp: 7.331,93 ha.
- Nhóm đất chư sử dụng: 125,85 ha.
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất
- Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 1.923,53 ha
- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 141,63 ha
Diện tích đưa đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích
- Đất nông nghiệp: 7,21 ha
- Đất phi nông nghiệp: 94,68 ha
Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tỷ lệ 1/10.000.
Kiểm tra quy hoạch huyện Thiệu Hóa
Bản đồ quy hoạch huyện Thiệu Hóa
Link tải bản đồ