Lịch sử

Huyện Mê Linh được thành lập ngày 5 tháng 7 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất 2 huyện Bình Xuyên và Yên Lãng; 4 xã Văn Tiến, Nguyệt Đức, Minh Tân và Bình Định của huyện Yên Lạc và 2 xã Kim Hoa và Quang Minh của huyện Kim Anh. Khi mới thành lập, huyện Mê Linh có 38 đơn vị hành chính gồm thị trấn Phúc Yên, thị trấn nông trường Tam Đảo và 36 xã: Bá Hiến, Bình Định, Chu Phan, Đại Thịnh, Đạo Đức, Gia Khánh, Hoàng Kim, Hương Sơn, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Minh Quang, Minh Tân, Nguyệt Đức, Phú Xuân, Quang Minh, Quất Lưu, Sơn Lôi, Tam Canh, Tam Đồng, Tam Hợp, Tân Phong, Thạch Đà, Thanh Lâm, Thanh Lãng, Thiện Kế, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Trung Mỹ, Tự Lập, Văn Khê, Văn Tiến, Vạn Yên. Huyện lị được đặt tại thị trấn Phúc Yên.

Một năm sau, ngày 29 tháng 12 năm 1978, một phần huyện Mê Linh (gồm thị trấn Phúc Yên và 18 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Quang Minh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Văn Khê, Vạn Yên) được sáp nhập vào Hà Nội. Đến ngày 17 tháng 2 năm 1979, sáp nhập thêm các xã Nam Viêm, Ngọc Thanh, Phúc Thắng, Cao Minh và thị trấn Xuân Hòa của huyện Sóc Sơn vào huyện Mê Linh, nâng tổng số đơn vị hành chính huyện Mê Linh lên thành 22 xã và 2 thị trấn:

  • 2 thị trấn: Phúc Yên, Xuân Hòa.
  • 22 xã: Cao Minh, Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Nam Viêm, Ngọc Thanh, Phúc Thắng, Quang Minh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tự Lập, Tráng Việt, Văn Khê, Vạn Yên.

Ngày 26 tháng 2 năm 1979, 14 xã: Bá Hiến, Đạo Đức, Gia Khánh, Hương Sơn, Minh Quang, Phú Xuân, Quất Lưu, Sơn Lôi, Tam Canh, Tam Hợp, Tân Phong, Thanh Lãng, Thiện Kế, Trung Mỹ và thị trấn Nông trường Tam Đảo (vốn thuộc huyện Bình Xuyên cũ) được sáp nhập vào huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phú); 4 xã: Văn Tiến, Nguyệt Đức, Minh Tân và Bình Định được sáp nhập vào huyện Vĩnh Lạc (tỉnh Vĩnh Phú).

Đến ngày 12 tháng 8 năm 1991, Mê Linh tách khỏi Hà Nội và trở về tỉnh Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc và Phú Thọ).

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ tỉnh Vĩnh Phú, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Sau khi thành lập thị xã Phúc Yên (nay là thành phố Phúc Yên) trên cơ sở tách 2 thị trấn Phúc Yên, Xuân Hòa và 5 xã: Ngọc Thanh, Cao Minh, Nam Viêm, Phúc Thắng, Tiền Châu khỏi huyện Mê Linh vào năm 2004 theo quyết định của Chính phủ ngày 9 tháng 12 năm 2003 thì huyện còn lại 17 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Quang Minh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tự Lập, Tràng Việt, Văn Khê, Vạn Yên.

Ngày 4 tháng 4 năm 2008, chia xã Quang Minh thành 2 thị trấn: Quang Minh và Chi Đông. Tuy nhiên, các thị trấn Quang Minh và thị trấn Chi Đông đều không phải là huyện lị huyện Mê Linh, các cơ quan hành chính của huyện đóng tại xã Đại Thịnh. Từ đó, huyện Mê Linh có 2 thị trấn: Chi Đông, Quang Minh và 16 xã: Chu Phan, Đại Thịnh (huyện lỵ), Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tự Lập, Tràng Việt, Văn Khê, Vạn Yên.

Tháng 3 năm 2008, chính quyền trung ương của Việt Nam tuyên bố chủ trương sáp nhập Mê Linh vào Hà Nội. Ngày 22 tháng 3 năm 2008, Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã nhất trí chủ trương trên.

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29 tháng 5 năm 2008, huyện Mê Linh đã được tách ra khỏi tỉnh Vĩnh Phúc và sáp nhập vào thành phố Hà Nội.

Như vậy, huyện Mê Linh có 2 thị trấn và 16 xã, giữ ổn định cho đến nay.

1. Giới thiệu về huyện Mê Linh

Năm 1977, Huyện Mê Linh được thành lập, nằm ở phía tây bắc của thủ đô Hà Nội. Huyện Mê Linh giáp sân bay quốc tế Nội Bài, cách trung tâm thành phố 29 km. Đây là địa danh gắn với tên tuổi của Hai Bà Trưng và trước đây là một huyện cực bắc của thành phố từ năm 1979 đến năm 1991.

2. Vị trí địa lý

  • Phía Bắc giáp thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
  • Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Phía Nam giáp huyện Đan Phương, thành phố Hà Nội
  • Phía Đông giáp huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Bản đồ hành chính huyện Mê Linh

Bản đồ hành chính huyện Mê Linh

Huyện Mê Linh Hà Nội có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 2 thị trấn Quang Minh, Chi Đông và 16 xã: Đại Thịnh (huyện lỵ), Văn Khê, Vạn Yên, Tự Lập, Tráng Việt, Tiến Thịnh, Tiến Thắng, Tiền Phong, Thanh Lâm, Thạch Đà, Tam Đồng, mê Linh, Liên Mạc, Kim Hoa, Hoàng Kim, Chu Phan.

3. Diện tích và dân số

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Mê Linh là 141,64 km², dân số năm 2019 khoảng 240.555 người. Mật độ dân số đạt 1.689 người/km².

4. Địa hình

Mê Linh là huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam theo hướng ra sông Hồng, chia làm 3 tiểu vùng như sau:

  • Tiểu vùng đồng bằng chiếm 47% diện tích tự nhiên, địa hình nhấp nhô, do phù sa cũ của hệ thống sông Hồng, sông Cà Lồ bồi đắp; thích hợp trồng màu, phát triển công nghiệp, xây dựng.
  • Tiểu vùng ven đê sông Hồng chiếm 22% diện tích tự nhiên, địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa do sông Hồng bồi đắp; thích hợp phát triển sản xuất nông nghiệp, du lịch sinh thái.
  • Tiểu vùng trũng chiếm 31% diện tích tự nhiên, là vùng đất bãi ngoài đê, đất phù sa có hàm lượng dinh dưỡng trung bình và cao, được thủy lợi hóa tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao.

5. Điều kiện tự nhiên

Thủy văn

Hệ thống sông, hồ, kênh và đầm trên địa bàn huyện khá phong phú (với tổng diện tích trên 200ha), có tác động lớn về mặt thủy lợi, tạo điều kiện quan trọng cho giao lưu phát triển kinh tế của địa phương. Trong đó, lớn nhất là sông Hồng - tuyến đường thủy nối Hà Nội với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, chảy qua phía Nam của huyện với chiều dài 19km, lưu lượng nước bình quân đạt 3.860m3/s. Sông Cà Lồ là phụ lưu cấp 1 của phần lưu vực sông Thái Bình, chảy qua phía Bắc và Đông Bắc huyện Mê Linh, có chiều dài 8,6km; lòng sông rộng trung bình 50-60cm, lưu lượng nước trung bình đạt 30m3/s, nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu úng mùa mưa.

Khí hậu

Mê Linh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với bốn mùa trong năm; phân biệt rõ 2 mùa: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 11, đặc điểm mưa nhiều, nhiệt độ trung bình đạt 27-290C. Mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 3, đặc điểm mưa ít, nhiệt độ trung bình đạt 16-170C. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1.450 – 1.550 giờ, nhiệt độ trung bình đạt 23,30C, lượng mưa trung bình đạt 1.135 – 1.650mm, lượng mưa phân bố không đều trong năm, thường tập trung vào tháng 6 đến tháng 8. Độ ẩm trung bình 84 - 86%, thấp nhất vào tháng 2 là 79 – 80%. Hướng gió chủ đạo từ tháng 4 đến tháng 9 là gió Đông Nam, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là gió Đông Bắc có kèm theo sương muối.

Về cơ bản, khí hậu của huyện Mê Linh tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do hàng năm thường xuất hiện mưa bão tập trung làm rửa trôi đất canh tác vùng phía Bắc, gây ngập úng cục bộ vùng phía Nam làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Tài nguyên đất

Huyện Mê Linh có các tài nguyên đất chính sau:

  • Đất phù sa sông Hồng được bồi đắp hàng năm, có diện tích 2.160,63, đất trung tính, kiềm yếu.
  • Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm, có diện tích 2.162,37ha, đất trung tính, ít chua, không glây hoặc glây yếu.
  • Đất phù sa không được bồi đắp hàng, có diện tích 1.787,21ha, đất trung tính, ít chua, glây trung bình hoặc glây mạnh, phân bố dọc theo sông Cà Lồ.
  • Đất phù sa không được bồi, gây mạnh, ngập nước vào mùa mưa 1.006,84ha, phân bố ở các địa hình trũng, hàng năm bị ngập nước liên tục, thường có glây cạn, tỷ lệ mù khá, độ pH từ 5,5 đến 6.
  • Đất bạc màu trên phù sa cũ có diện tích 2.403,24ha.
  • Đất Feralit vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển trên đá sa thạch quaztzit cuội kết, đăm kết có diện tích 140,98ha.
  • Đất Feralitic màu nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ có diện tích 1.976,9ha.

Tài nguyên nước

  • Nguồn nước mặt: Chủ yếu là nguồn nước của các sông: Sông Hồng, sông Cà Lồ Cụt, sông Cà Lồ Sống.
  • Nguồn nước ngầm: Có trữ lượng tương đối phong phú, phân bố rộng, chất lượng nước tốt, hầu hết các xã, thịt rấn đều có thể khai thác được nước ngầm ở độ sâu từ 8 – 30m, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân.

Tài nguyên rừng

Huyện Mê Linh có 10 ha đất rồng rừng sản xuất tại xã Thanh Lâm. Để duy trì và phát triển hệ sinh thái, môi trường của huyện, cần có giải pháp tích cực để giữ gìn diện tích rừng hiện có, tăng diện tích cây lâu năm trồng phân tán dọc các tuyến giao thông, thủy lợi.

Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản có giá trị cao trên địa bàn huyện nhỏ và phân tán, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất công nghiệp. Các loại tài nguyên khoáng sản, nguyên vật liệu xây dựng có giá trị thấp hơn như cát, đất sét có trữ lượng khá lớn, tập trung chủ yếu ở các xã ven đê giáp sông Hồng, có thể khai thác phục vụ sản xuất gồm:

  • Đất sét: Dùng làm gạch ngói, sản xuất gạch không nung… có diện tích khai thác từ 150 – 200ha.
  • Cát: Có thể khai thác với khối lượng lớn phục vụ xây dưng và san lấp công trình, diện tích khai thác từ 400 – 500ha, đây là nguồn tài nguyên quan trọng có thể tái tạo do dòng chảy của sông Hồng.

6. Kinh tế

Từ lâu, Mê Linh được biết đến như một vùng đất nông nghiệp trồng lúa và hoa màu cho năng suất cao, sản lượng nông sản có tiếng trên thị trường. Mê Linh là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên rất nghèo về tài nguyên khoáng sản. Nhưng bù lại huyện lại có tiềm năng về nuôi trồng thuỷ sản.

Những năm gần đây, kinh tế - xã hội của huyện Mê Linh có sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực, từ một huyện thuần nông đã chuyển sang cơ cấu kinh tế mới là Công nghiệp - Dịch vụ - Du lịch - Nông nghiệp. Hiện có khoảng 300 doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện. Sản lượng công nghiệp năm 2007 đạt gần 2000 tỉ đồng. Tổng thu ngân sách gần 300 tỉ đồng. Đến năm 2009, tổng thu ngân sách đạt khoảng 1000 tỉ đồng.

Song song với phát triển kinh tế, sự nghiệp văn hóa xã hội cũng đã có những bước chuyển biến tích cực; các hoạt động văn hóa, thông tin đã bám sát, kịp thời tuyên truyền phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội của huyện; chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao, quy mô các ngành học, bậc học tiếp tục ổn định và phát triển theo hướng chuẩn hóa; các chính sách xã hội được đảm bảo, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.

Tỉ trọng công nghiệp của huyện chiếm tới hơn 80% cơ cấu kinh tế.

Từ năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt định hướng Quy định chung xây dựng đô thị mới Mê Linh đến năm 2020. Theo đó, huyện Mê Linh sẽ là một đô thị công nghiệp, nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí, thương mại và dịch vụ du lịch với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại nhằm phục vụ nhu cầu sinh họat và làm việc cho dân cư trong huyện, thủ đô Hà Nội và các vùng phụ cận.

Trong năm 2021, cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp tương ứng là 87,8%, 6,3%, 5,9%, trong đó, giá trị sản xuất ngành công nghiệp ước đạt 27.187 tỷ đồng. Tuy nhiên, với đặc thù diện tích sản xuất nông nghiệp lớn, tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp chiếm phần lớn, huyện Mê Linh không thể xem nhẹ vai trò của nông nghiệp.

Hiện Mê Linh được biết đến là một trong những vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn lớn nhất của thành phố Hà Nội. Trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng chăn nuôi, sản xuất chuyên canh tập trung như: Vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung xa khu dân cư (Tiến Thắng, Tự Lập, Liên Mạc); Vùng sản xuất hoa, cây cảnh tại các xã Mê Linh, Văn Khê, Đại Thịnh; Vùng sản xuất rau an toàn (xã Tráng Việt, Tiến Thắng, Tiền Phong), Vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao (xã Kim Hoa, Liên Mạc, Tam Đồng)…

7. Văn hóa

Xã Mê Linh, huyện Mê Linh là quê hương của hai nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị, cũng là nơi Hai Bà Trưng lập vương, lập đô sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm. Chính vì thế, hàng năm, cứ vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch, người dân địa phương lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn Hai Bà.

8. Y tế

Toàn huyện có 20 cơ sở y tế công lập, bao gồm một bệnh viện đa khoa huyện, 1 trung tâm y tế và 18 trạm y tế xã. Ngoài ra có 4 phòng khám đa khoa, 11 phòng khám chuyên khoa, 10 quầy thuốc và 35 cơ sở đại lý thuốc. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở y tế trên địa bàn huyện nhìn chung còn nhiều thiếu thốn.

9. Hạ tầng giao thông

Đường bộ

Huyện Mê Linh tập trung nhiều đầu mối giao thông đường bộ quan trọng, đóng vai trò lớn trong phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô. Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn huyện gồm:

  • Đường Bắc Thăng Long – Nội Bài: đoạn qua huyện dài 2,3km, đi qua địa phận thị trấn Quang Minh, mặt đường rộng 23m, có dải phân cách cứng và mềm.
  • Quốc lộ 23b: là trục giao thông huyết mạch của huyện, đoạn qua địa bàn huyện dài 12km, chạy qua xã Thanh Lâm, Đại Thịnh, Mê Linh, Tiền Phong. Mặt đường rộng 5,8m, riêng đoạn qua ủy ban huyện và nghĩa trang Thanh Tước được mở rộng thành 10,5m, lưu lượng trung bình ước tính 20.500 phương tiện/ngày.

5 tuyến tỉnh lộ gồm đường 35, đường 36, đường 301, đường 308, đường 312. Cụ thể:

  • Đường 35: dài 7,1km chạy qua 6 xã, thị trấn: xã Tráng Việt, xã Mê Linh, xã Đại Thịnh, xã Thanh Lâm, xã Kim Hoa, thị trấn Chi Đông.
  • Đường 36: Dài 4,5km, rộng 36m, mật độ giao thông tập trung chủ yếu vào đầu giờ và cuối giờ làm việc của các công ty.
  • Đường 301: Dài 3,7km, mặt bê tông 6-7m, đi qua địa bàn 2 xã Tráng Việt và Tiền Phong.

Huyện lộ

  • Đường từ thị trấn Quang Minh đi qua thị trấn Chi Đông và xã Kim Hoa: dài 5km, rộng 3,5m, mật độ giao thông ước tính 7.600 lượt phương tiện/ngày.
  • Đường từ đường 312 đến đường 308: dài 4,5km, rộng 5m, qua các xã Kim Hoa và Tam Đồng, mật độ giao thông ước tính 3.200 lượt phương tiện/ngày.
  • Đường từ xã Thạch Đà đi xã Vạn Yên: dài 6,1km, mặt rải nhựa rộng 4-6m, đi qua các xã Vạn Yên, Liên Mạc, Thạch Đà, mật độ giao thông ước tính 3.700 lượt người và phương tiện/ngày.

Các tuyến đường liên xã, liên thôn đa phần đều được bê tông hóa với mặt đường rộng từ 5-7m.

Các tuyến xe buýt đi qua huyện Mê Linh

  • Tuyến 07: Cầu Giấy – Nội Bài.
  • Tuyến 35B: Nam Thăng Long – Thanh Lâm.
  • Tuyến 53B: Bến xe Mỹ Đình – Kim Hoa (Mê Linh).
  • Tuyến 56A: Mỹ Đình – Núi Đôi.
  • Tuyến 58: Long Biên – Thạch Đà.
  • Tuyến 63: Khu công nghiệp Bắc Thăng Long – Tiến Thịnh (Mê Linh).
  • Tuyến 64: BX Mỹ Đình – Phố Nỉ.
  • Tuyến 93: Nam Thăng Long – Bắc Sơn (Sóc Sơn).
  • Tuyến 95: Nam Thăng Long – Xuân Hòa.
  • Tuyến 109: Mỹ Đình – Nội Bài.
  • Tuyến 112: Nam Thăng Long – Thạch Đà (Mê Linh).

Đường sắt

Về đường sắt, trên địa bàn huyện có tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy qua, dài 7km, trung bình có khoảng 30 chuyến tàu đi qua mỗi ngày. Dự án đường sắt đô thị Hà Nội đi qua địa bàn huyện (dự kiến) là tuyến số 7 (Mê Linh – Ngọc Hồi).

Đường sông

  • Sông Hồng dài 15,2km đi qua địa bàn 7 xã của huyện Mê Linh: Tráng Việt, Văn Khê, Hoàng Kim, Thạch Đà, Chu Phan, tiến Thịnh, Vạn Yên.
  • Dọc theo tuyến giao thông đường thủy của sông Hồng có 1 bến phà, 2 bãi bốc dỡ hàng hóa.
  • Sông Cà Lồ dài 14,7km từ xã Vạn Yên qua xã Tự Lập, Tiến Thắng, Kim Hoa, thị trấn Chi Đông và thị trấn Quang Minh.

10. Làng nghề

Huyện Mê Linh có diện tích thuộc loại trung bình khá của Hà Nội nên có nhiều làng nghề, làng có nghề nhưng chủ yếu là các làng nghề trồng hoa; ban đầu là trồng hoa hồng sau đó là hoa cúc đến hoa cao cấp khác. Đặc biệt nghề trồng hoa của huyện thuộc loại phát triển lớn mạnh của vùng với sức tiêu thụ dễ dàng và thuận lợi do lợi thế giáp trung tâm Hà Nội không xa. Nhóm nghề mây tre đan và dâu tằm đã mai một. Nhóm nghề dịch vụ, kinh doanh phát triển mạnh ở các xã, thị trấn như Quang Minh, Chi Đông, Tiền Phong, Đại Thịnh, Thanh Lâm. Các làng nghề, ngành nghề của huyện:

  • Làng nghề hoa, cây cảnh Hạ Lôi (Mê Linh)
  • Nghề trồng hoa, cây cảnh Văn Quán (Văn Khê)
  • Nghề trồng rau củ Đông Cao (Tráng Việt)
  • Làng nghề làm mì bún Yên Thị (Tiến Thịnh)
  • Làng nghề trồng hoa, cây cảnh Đại Bái (Đại Thịnh)
  • Nghề trồng hoa, cây cảnh Phù Trì (Kim Hoa)
  • Nghề xây dựng, thợ nề ở Thạch Đà
  • Làng nghề bánh đa nem Trung Hà (Tiến Thịnh)
  • Nghề trồng dâu nuôi tằm ở Tráng Việt
  • Có nghề nấu rượu Yên Bài (Tự Lập)
  • Làng nghề hoa, cây cảnh Liễu Trì (Mê Linh)
  • Nghề đan lát ở Nam Cường (Tam Đồng).

11. Du lịch 

Làng hoa Mê Linh

Đối với những ai yêu thiên nhiên và đặc biệt là mê sắc đẹp của những loài hoa hay thích sự lãng mạn thì làng hoa Mê Linh – Hà Nội là điểm đến dành cho bạn.

Nơi đây có tổng diện tích trồng hoa khoảng 200 hecta mang cho mình sự bình lặng, yên bình tuyệt với của chốn ngoại ô cùng với sắc đẹp rực rỡ của các vô số loài hoa khác nhau khiến cho Mê Linh trở thành một điểm du lịch hấp dẫn.

Nếu muốn được chiêm ngưỡng làng Mê Linh đẹp nhất bạn nên ghé đến nơi đây mỗi dịp Tết đến xuân về – khi mà các loài hoa nở đẹp nhất.

Trạm đa dạng sinh học

Trạm đa dạng Sinh học Mê Linh – Hà Nội với các chương trình hoạt động vui chơi giải trí sẽ là điểm đến lý tưởng cho các gia đình vào dịp cuối tuần. Khi tới đây, các bạn nhỏ có thể thoả sức khám phá thế giới thiên nhiên xung quanh mình và các món ăn ẩm thực đậm đà hương vị địa phương Mê Linh.

Lợi ích của các hoạt động dã ngoại cùng hướng dẫn viên nơi đây nâng cao ý thức và trách nhiệm của các bé trong tương lai. Biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, sống xanh, sống sạch.

Khu du lịch Đồi 79 mùa xuân

Khi tới đây du khách sẽ được trải nghiệm một không gian vô cùng thoáng đãng, trong lành trái ngược với thành phố khói bụi ngột ngạt thường ngày. Với hồ nước bao quanh, những hàng cây mát rượi và đồi thông tự nhiên xanh mướt. Trở thành điểm du lịch hấp dẫn để dã ngoại cho mọi người.

Du khách tới đây có thể đốt lửa trại, nướng khoai, nướng ngô cho buổi dã ngoại của mình thêm vui vẻ. Đặc biệt hệ thống an ninh ở đây rất tốt để bạn có thể yên tâm tận hưởng chuyến dã ngoại an toàn hay cắm trại qua đêm.

Chùa Trung Hậu

Ngôi chùa này đã có bề dày lịch sử 300 năm, giữ lại được những tính tuý, nét cổ kính xưa kia kết hợp với vẻ uy nghiêm, tráng lệ của trốn tâm linh. Khách đến chúa sẽ cảm thấy cỏ cây nơi đây vô cùng linh thiêng, hữu tình. Một chốn thanh tùng lâm thanh tịnh với nhiều lớp thế hệ minh sư nối truyền, trở thành nơi tổ chức nhiều khoá tu cho thanh niên tại Hà Nội.

Một ngôi chùa đặc biệt, bảo vệ được hồn thiêng của dân tộc từ quá khứ cho từng phút giây hiện tại, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức cao đẹp của Phật giáo.

12. Món ăn 

Canh rau cải Thái Lai

Làng Thái Lai, xã Tự Lập trước năm 1970 có trồng được giống rau cải bẹ cao to, xanh nõn. Khi cây được năm sáu lá, người ta tỉa bớt lá làm rau ăn bình thường. Khi cây cao độ ba gang tay, trên ngọn xuất hiện những chùm nụ thì người ta cắt phần ngọn gọi là vồng cải gồm ba bốn lá non và chồi nụ để luộc hoặc nấu canh; phần còn lại là lá già dùng để muối dưa.  

Vồng cải luộc đã ngon nhưng dùng nấu canh cá rô thì ngon vô cùng. Người ta rửa sạch rau rồi thái nhỏ. Cá rô nướng chín, gỡ lấy thịt, bỏ xương. Đổ nước vào nồi, cho nước mắm cua thay muối, đun sôi rồi cho cá, cho rau vào đun chín nhừ. Cho rau thì là đã thái nhỏ, một nhánh gừng đã đập nát vào nồi, đảo đều rồi bắc ra ngay. Mùa đông, ăn canh rau cải này vừa có vị ngọt của vồng cải, vị ngọt của cá rô nướng, vừa có hương thơm nhẹ của thìa là, vị cay cay của gừng nóng ran cả người.  

Thịt giả cầy Yên Bài

Cỗ làng Yên Bài, xã Tự Lập mà không có bát giò lợn nấu giả cầy thì chưa được gọi là cỗ sang. Các nghệ nhân bếp núc Yên Bài phổ biến cách chế biến như sau: Chọn mua chân giò lợn, loại chân sau và tươi ngon. Đốt củi hay rơm khô; khi lửa cháy to, hơ chân giò cho cháy hết lông và cháy sém da, đến khi da có màu cánh dán thì thôi. Tách bỏ móng sừng chân giò, cạo sạch lớp than và phần da cháy sém; rửa sạch bằng nước ấm. Lọc chân giò lấy thịt, thái thịt thành miếng vuông quân cờ, sau đó đem ướp gia vị (gồm tương ngô, mắm tôm, riềng thái lát, hành hoa thái nhỏ, mẻ nghiền lọc lấy nước). Trộn đều gia vị với thịt, ướp độ nửa giờ thì đem nấu. Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành mỡ, đổ thịt vào đảo cho săn lại. Đổ nước xăm xắp mặt thịt. Đun lửa liu riu đến lúc thịt chín, nếm thịt mềm nhưng không nát thì pha chút bột đao đổ vào cho thêm sánh. Thế là đúng chất thịt giả cầy Yên Bài. 

Lươn om củ chuối làng Văn Lôi

Một bữa lươn nấu củ chuối cần 3 con lươn chừng bẩy tám lạng, 3 lạng thịt lợn ba chỉ, nứa cân đậu phụ, 3 thìa mỡ nước, lưng bát tương, một lạng mẻ, nửa lạng nghệ đỏ, hạt tiêu bột, tía tô, ướt tươi, xương xông, lá lốt... Ta có thể bắt chước các bà nội trợ Văn Lôi: thả lươn vào chậu, rắc một nắm muối cho lươn dãy dụa, ra hết nhớt rồi rửa sạch, để ráo nước. Lấy cật nứa vát nhọn chích vào hậu môn lươn, rạch một đường lên tận đầu nó, vứt hết ruột gan. Đặt lươn lên thớt, dùng chày dần cho mình lươn từ tròn chuyển sang bẹt, rồi thái miếng, mỗi miếng dài độ ba phân. Tiếp theo là thái củ chuối, lấy phần, mặt trên gắn với thân giả chuối; thái thành sợi, ngâm vào nước lã có pha dấm hoặc mẻ cho bớt chát, bớt thâm; thái xong, bóp rửa thật sạch, để ráo nước. Thịt lươn, củ chuối chuẩn bị xong, đem ướp với tương, hạt tiêu, nước mẻ nghiền, nghệ giã nhỏ biến. Ướp độ 20 phút. Trong khi đó, rán đậu phụ và thái thành miếng, thái chỉ thịt lợn. Mọi thứ đổ chung một nồi, bắc lên bếp, đun nhỏ lửa. Khi nồi lươn sôi sành sạch một lát thì cho nốt mỡ nước: tía tô, ớt thái nhỏ và xóc đều (không đảo bằng đũa) rồi bắc xuống. Vừa mở vung, chưa kịp đụng đũa đã thấy mùi thơm bay ra, chẳng cần nếm cũng biết cái món lươn om củ chuối làng Văn Lôi này ngon phải biết! 

Thịt chuột nấu giềng mẻ

Xưa, chợ chiều làng Xa Mạc có bán chuột đồng làm thịt sẵn; người mua chỉ việc đem về nấu món. Nếu chế biến lấy thì làm như sau: Nước đun sôi lăn tăn (70 - 080C) cho một ít tro và vôi vào nước. Bắt con chuột còn sống, túm đuôi quật mạnh xuống đất cho chết ngất. Cầm đuôi nhúng xuống nước, nhấc lên, nhúng xuống, nhấc lên... đến khi túm lông bụng mà nhổ được thì tuốt hết lông, da chuột trắng hếu trông đã thấy ngon. Lấy xiên xiên vào cổ như xiên chả, cho các con chuột cùng nằm một chiều. Đặt xiên chuột lên kiềng, thui bằng rơm, lật lên lật xuống vàng đều như thui chó. Rửa lại cho sạch. Lật ngửa con chuột, bóc hết hạch hoi ở hai bẹn dưới và hai bên cổ. Mổ bụng, bỏ lòng chỉ lấy gan. Chặt thịt ướp tương, mẻ, giềng giã ít nhất nửa giờ. Sau đó cho lên bếp nấu lần l, đảo cho ngấm đều tương, mẻ, rồi cho nước xăm xắp, đun sôi, tắt lửa bỏ đấy, để nguội. Độ một tiếng sau, tiếp tục nấu lần 2. Lúc này, có thể cho thêm nước cho đủ ăn. Đun kỹ, bao giờ thấy da chuột rời khỏi miếng thịt là được. Rắc lá chanh thái vụn vào món nấu trước khi ăn. Thịt chuột đồng trắng, thớ nhỏ, nấu kiểu này ăn ngon hơn thịt gà ri nhiều,với đủ mùi vị ngon lạ lùng.

13. Thị trường bất động sản huyện Mê Linh

Mê Linh mang trong mình nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được khai phá: vị trí cửa ngõ, là đầu mối giao thương giữa Hà Nội với các tỉnh phía Bắc; cơ sở hạ tầng đang được đầu tư nâng cấp; quỹ đất dồi dào, mức giá còn rẻ. Huyện còn có các khu du lịch sinh thái dọc các con sông, các điểm tham quan hiện thu hút nhiều du khách như Đồi 79 mùa xuân, Đền Hai Bà Trưng… Với vị trí hiện tại, huyện có thể tạo ra liên kết với các điểm du lịch phát triển trong vùng như Bắc Ninh, Đông Anh, Sóc Sơn, Đại Lải, Tam Đảo.

Thị trường bất động sản Mê Linh phát triển tương đối sớm nhưng không quá sôi động, khách hàng chỉ coi đây là một huyện ngoại thành, chưa phát triển. So với các huyện ven đô khác như Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh thì mặt bằng giá bất động sản tại Mê Linh vẫn còn ở mức khá thấp. Phân khúc bất động sản được quan tâm nhiều chủ yến là nhà đất thổ cư và đất nền dự án Mê Linh.

Trước đó, Mê Linh từng là điểm nóng về bất động sản tại Hà Nội trong giai đoạn 2008-2009 khi phương án mở rộng địa giới hành chính thủ đô được công bố và Mê Linh – một huyện của Vĩnh Phúc được sáp nhập vào Hà Nội. Huyện vùng ven phía Bắc Hà Nội với diện tích tự nhiên 14.246 ha lúc đó trở thành một đại công trường với sự xuất hiện của hàng loạt dự án lớn nhỏ. Trong đó, có rất nhiều dự án quy mô lên tới hàng trăm ha như Khu biệt thự sinh thái Phúc Việt (24,3 ha), khu nhà nghỉ và biệt thự Nam Sơn (60 ha), Làng Quốc tế Tiền Phong (30 ha), khu đô thị Minh Giang Đầm Và (22 ha)…

Sức nóng của việc sáp nhập cộng hưởng cùng cuộc đổ bộ rầm rộ của nhiều dự án khiến giá bất động sản Mê Linh tăng vọt trong khoảng thời gian 2008-2009. Giá bán tăng từ mức 3-5 triệu đồng/m2 lên 18-25 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, sự sôi động chỉ mang tính tạm thời. Khi về với thủ đô, Mê Linh gặp nhiều khó khăn trong công tác điều chỉnh quy hoạch, giải phóng mặt bằng, các thủ tục hành chính phát sinh do quá trình sáp nhập, cùng khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng bất động sản ập đến, thị trường bất động sản huyện Mê Linh nhanh chóng hạ nhiệt và rơi vào giấc ngủ vùi hơn chục năm sau đó.

Khoảng 3 năm trở lại đây, sức nóng của thị trường bất động sản Đông Anh tiếp giáp và những chuyển biến tích cực về hạ tầng giao thông như cầu vượt Phạm Văn Đồng thông với cầu Thăng Long được nâng cấp đã tạo cú hích cho bất động Mê Linh, đặc biệt là phân khúc đất nền dự án. Thời gian qua, thị trường bất động sản Mê Linh bỗng trở nên nóng hơn bao giờ hết trước thông tin lên thành phố cùng Sóc Sơn và Đông Anh. Bên cạnh đó là hàng loạt lô đất xây biệt thự, liền kề tại Mê Linh sắp được tổ chức đấu giá càng hâm nóng cho thị trường trường, thu hút các nhà đầu tư đổ về khu vực này tìm kiếm cơ hội đầu tư.

14. Các dự án bất động sản 

Huyện Mê Linh có khoảng 25 dự án.

HUD Mê Linh Central

  • Tên thương mại: HUD Melinh Central
  • Chủ đầu tư: Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị – HUD
  • Vị trí dự án: Khu đô thị mới Thanh Lâm – Đại Thịnh 2, huyện Mê Linh, Hà Nội.
  • Tổng diện tích quy hoạch: 55,383 ha
  • Quy mô dân số: 8.970 người
  • Tổng diện tích sàn nhà ở: 460.198m2
  • Loại hình phát triển: nhà ở cao tầng và nhà ở thấp tầng, trường học, tiện ích công cộng
  • Hình thức sở hữu: Sổ đỏ lâu dài đối với người có quốc tịch Việt Nam và 50 năm với người nước ngoài
  • Thời gian hoàn thành: Năm 2021
  • Giá từ: 44.7 - 67.9 triệu/m2.

Khu đô thị Cienco 5 Mê Linh

  • Tên dự án: Khu đô thị Cienco 5 Mê Linh
  • Chủ đầu tư: Công ty Xây dựng Công trình 547 – Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5
  • Vị trí dự án: thuộc địa bàn 3 xã Tiền Phong, Đại Thịnh và Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội
  • Tổng diện tích đất dự án: 499.472 m2
  • Loại hình phát triển: liền kề, biệt thự
  • Quy mô dự án: chia thành 3 khu A, B và MR gồm 944 căn hộ liền kề, 324 ô biệt thự
  • Hình thức sở hữu: Sổ đỏ lâu dài
  • Giá từ: 20 - 31.4 triệu/m2.

 Mê Linh New City

  • Tên dự án: Mê Linh New City
  • Vị trí: Xã Tiền Phong , Huyện Mê Linh , TP Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH MINH GIANG
  • Loại hình phát triển: Căn hộ chung cư, Biệt thự, Liền kề
  • Tổng diện tích: 16,77 ha.
  • Quy mô dự án: 1 tòa TTTM 3 tầng, 3 tòa căn hộ chung cư cao 15 tầng, 145 lô biệt thự đơn lập, 44 lô biệt thự song lập, 203 lô liền kề
  • Cơ cấu diện tích thấp tầng: 102 – 107 – 175 – 183 – 262 – 270m2
  • Hình thức sở hữu: Sổ hồng lâu dài
  • Quy cách bàn giao thấp tầng: Hoàn thiện mặt ngoài, xây thô bên trong
  • Thời Gian Bàn Giao Đất: quý I năm 2020
  • Giá dự kiến từ: 18 triệu/m2.

Long Việt Riverside

  • Tên dự án:  Long Việt Riverside
  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Long Việt
  • Vị trí dự án: Đường Quang Minh, Thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội
  • Quy mô dự án: 4,326 hecta ( 43.262m2), trong đó:
  • Diện tích xây dựng nhà phố phân lô ở: 10.584m2
  • Công viên cây xanh: 9.373m2
  • Đường giao thông trong dự án: 19.534m2
  • Bãi đỗ xe: 716m2
  • Xây dựng và vận hành: Chủ đầu tư Cty CP Đầu tư XD Long Việt
  • Bàn giao dự án: Năm 2020
  • Giá từ: 50 - 80 triệu/m2.

Khu đô thị Hà Phong 

  • Tên dự án: Khu đô thị Hà Phong Mê Linh
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Hà Phong
  • Tổng số vốn đầu tư: 900 tỷ đồng
  • Vị trí: xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội
  • Loại hình: Đô thị mới
  • Diện tích khu đất: 418.000 m2
  • Loại hình sản phẩm: biệt thự, nhà liền kề; chung cư cao tầng, văn phòng; giao thông, công viên
  • Hình thức sở hữu: Sổ đỏ lâu dài
  • Giá từ: 28.6 - 58.2 triệu/m2.